Tips dành cho IELTS WRITING

Phần thi IELTS WRITING là một trong những phần thi khó nhằn nhất đối với các thí sinh vì áp lực thời gian và các chủ đề chuyên ngành lạ lẫm. Các bạn thí sinh thường bị bí ý tưởng viết, từ vựng bị hạn chế và lạc đề. Chính vì vậy, hãy cùng EFOS chia sẻ những kinh nghiệm khi đi thi IELTS WRITING để các bạn có thể vượt qua một cách dễ dàng và lấy điểm thành công nhé. 

  1. Phân bố thời gian cho 2 tasks hợp lý

Khi nhận được đề thi, đừng vội vàng đặt bút viết luôn. Bạn nên bắt đầu bài viết bằng cách đọc kỹ câu hỏi và lập dàn ý sắp xếp các ý tưởng một cách khoa học trước. Điều này không những giúp bạn quản lý được nội dung bài viết, tránh lan man lạc đề, mà còn phân bố thời gian hợp lý cho từng task.

Phần thi viết có 2 tasks và mỗi task sẽ có khoảng thời gian khác nhau để bạn làm bài. Do đó, hãy để ý đồng hồ trong khi làm task 1 để tránh việc dành quá nhiều thời gian khiến bạn không kịp hoàn thành task 2. Ở mỗi task, bạn không nên viết đến giây cuối cùng mà hãy dành 2 – 3 phút cuối để soát lại bài, kiểm tra và sửa các lỗi sai.

  1. Chọn task mà bạn thấy tự tin để làm trước

Bạn có 20 phút cho task 1 và 40 phút cho task 2, đồng nghĩa với việc task 2 chiếm 2/3 số điểm của tổng bài viết. Chính vì vậy, nhiều bạn chọn làm task 2 trước để chắc chắn hoàn thành phần nhiều điểm hơn. Tuy nhiên, task 2 thường khó hơn task 1, nếu bạn bắt đầu với đề bài khó quá thì bạn sẽ mất nhiều thời gian suy nghĩ, thậm chí bị cuống và không đủ thời gian để làm cả 2 tasks.

Do đó, hãy chọn task mà bạn cảm thấy tự tin để làm trước. Việc này giúp bạn ổn định tâm lý và có thể kiểm soát thời gian làm bài tốt nhất.

  1. Đọc kỹ đề bài để xác định hướng viết

Hãy đọc kỹ đề bài để xác định dạng câu hỏi, chủ đề của câu hỏi và yêu cầu của bài viết là gì.

Đối với task 1, bạn nên để ý xem biểu đồ là dạng gì để chọn ngữ pháp và từ vựng phù hợp. Hãy tập trung vào các thông số cho sẵn trong đề bài, không tự ý đưa các số liệu khác tự tính vào trong bài viết để phân tích. Ngoài ra, bạn cần chú ý không dùng đại từ nhân xưng mà nên chọn các chủ ngữ theo yêu cầu đề bài.

Đối với task 2, cần chú ý đến những từ khoá để xác định chủ đề là gì và dạng bài là gì. Từ đó, bạn có thể triển khai ý cho đủ và đúng với định hướng của đề bài.

Ví dụ: Nếu trong đề bài có từ khoá “Discuss both views”, bạn cần phải viết về cả hai mặt của vấn đề. Nếu câu hỏi là “To what extent do you agree/disagree” thì bạn có thể chọn viết một mặt của vấn đề hoặc cả hai mặt.

  1. Đánh dấu các thông số quan trọng trong task 1

Trong task 1, bạn nên đọc số liệu trên biểu đồ, lọc ra các dữ liệu quan trọng và đánh dấu thông tin nổi bật trong đề bài. Điều này giúp cho bạn tiết kiệm thời gian và tập trung phân tích vào số liệu quan trọng nhất và mang ý chính của bài, thay vì lan man phân tích tất cả các số liệu trên biểu đồ.

  1. Không sao chép câu hỏi

Đây là lỗi thường mắc phải khi bạn viết mở bài cho bài viết. Việc chép lại đề bài là tối kỵ vì đó không phải là văn của bạn. Giám khảo sẽ trừ điểm rất nặng với lỗi này vì họ đề cao sự nguyên bản, không sao chép. Bạn có thể diễn đạt lại ý của đề bài nhưng phải bằng giọng văn của bạn. Đây là kỹ năng “paraphrase” cần phải có trong tất cả các bài viết học thuật hay bất cứ văn viết nào.

  1. Không cần viết Conclusion cho task 1

Nhiều thí sinh lầm tưởng rằng task 1 cần có kết bài và mất thời gian vào viết phần kết này. Tuy nhiên, task 1 của IELTS không cần viết kết bài – conclusion. Phần kết chỉ cần thiết cho task 2. Do vậy, bạn nên dành thời gian chau truốt để viết tốt phần introduction, overview và main body cho task 1. Hãy chú ý vấn đề này để tránh viết thừa, gây mất thời gian làm các phần khác quan trọng hơn.

  1. Dành thời gian để kiểm tra và sửa lỗi sai

Sau khi hoàn thành bài viết, hãy dành ra vài phút cuối để đọc lại bài và sửa các lỗi sai cơ bản. Những lỗi sai về ngữ pháp hay chính tả tuy nhỏ nhưng khiến bài viết của bạn bị trừ điểm rất nhiều. Vì vậy, hãy kiểm tra lại bài và chú ý đến những lỗi sai cơ bản như thời động từ, chia động từ, bị động - chủ động, cấu trúc câu, số nhiều - số ít, và chính tả.

  1. Không nên viết quá nhiều

Nếu bạn không kiểm soát độ dài của bài viết mà vô tình viết quá nhiều, đôi khi bạn sẽ bị lan man, khiến bài viết không mạch lạc và dễ bị lạc đề. Điều này là tối kỵ trong phần thi viết của IELTS, làm bạn mất điểm nghiêm trọng. Ngoài ra, viết càng dài thì khả năng mắc các lỗi sai về ngữ pháp và chính tả sẽ càng cao.

Hãy luyện tập trước để biết độ dài vừa đủ cho một bài viết. Đặc biệt, bạn phải kiểm tra số lượng từ tối thiểu yêu cầu trong đề bài để bài viết đạt đủ số lượng và không bị dài quá giới hạn.

  1. Chú ý đến ngữ pháp và cách lựa chọn từ vựng

Ngữ pháp là yếu tố cơ bản để đánh giá trình độ viết của bạn. Trong bài viết, bạn cần thể hiện cho giám khảo sự thuần thục và linh hoạt trong việc sử dụng các cấu trúc câu, từ đơn giản đến phức tạp hơn. Tuy nhiên, bạn không nên viết các câu có quá nhiều vế hoặc quá dài vì bạn rất dễ mắc các lỗi về ngữ pháp. Hãy sử dụng đa dạng các cấu trúc câu để giúp bài viết được hay hơn.

Cách lựa chọn từ vựng cũng là một trong những yếu tố lấy điểm cao trong bài viết. Thay vì chọn những từ quá đơn giản trong văn nói, hãy bổ sung vốn từ vựng nâng cao và chuyên ngành hơn, phù hợp với phong cách viết học thuật cần có trong bài viết IELTS.

  1. Dành sự tập trung vào bài viết

Tâm lý là một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng bài viết của bạn. Hãy tập trung hoàn toàn vào bài viết của bạn để viết một cách mạch lạc, chính xác và đủ thời gian. Bạn không nên nhìn các thí sinh xung quanh và so sánh thời gian hoàn thành bài thi, tránh bị cuống và mắc các lỗi sai không đáng có trong bài. Hãy tập cho mình cách tính, phân bố thời gian hợp lý cho các bài viết của mình để tận dụng tối đa đến giây phút cuối cùng cho việc kiểm tra lại bài và chắc chắn rằng không có lỗi ngữ pháp hay lỗi chính tả đáng tiếc nào.

Hi vọng rằng với những tips bổ ích này, các bạn thí sinh có thể chuẩn bị sẵn sàng cả về kiến thức lẫn tâm lý để làm bài thi viết một cách hiệu quả và thành công. 

091.869.8596
Liên hệ qua Zalo
Messager