Thông tin gây nhiễu trong bài thi IELTS Listening

Phần thi Listening của bài thi IELTS là một trong những kỹ năng khó ăn điểm vì thí sinh không những phải bắt kịp tốc độ nói của audio mà còn phải phân tích nội dung để đưa ra đáp án đúng. Đặc biệt, ở các phần audio này sẽ có những “cái bẫy” hay còn gọi là thông tin gây nhiễu khiến thí sinh rất dễ lầm tưởng và trả lời sai. Hãy cùng EFOS tìm hiểu thông tin gây nhiễu là gì và cách để tránh “mắc bẫy” nhé.

Thông tin gây nhiễu là gì?

Thông tin gây nhiễu xuất hiện khi người nói cung cấp thông tin sai ban đầu, sau đó gạt bỏ và thay vào bằng thông tin đúng. Nếu thí sinh ít kinh nghiệm và vội vàng trong việc take note ngay những từ đầu tiên của bài audio để chọn làm đáp án đúng, thì thí sinh đã bị rơi vào “bẫy” thông tin gây nhiễu. Nhằm mục đích kiểm tra khả năng nghe hiểu và phân tích của thí sinh, những bài nghe của IELTS thường gài những thông tin gây nhiễu vào để tăng độ khó. Do vậy, trong bài IELTS Listening, thí sinh không nên quá vội vã chọn ngay thông tin ban đầu nghe được làm đáp án mà hãy nghe cẩn thận những thông tin đến sau để kiểm chứng lại xem đó có phải đáp án đúng hay chỉ là bẫy.

Các loại thông tin gây nhiễu:

  1. Những từ hoặc cụm từ mang tính phủ định
  • Ví dụ: not, not really, oh no I’m so sorry, no wait, no I forget, there’s a mistake, I think you got it wrong, I’m afraid,…
  • Sau khi người A đưa ra một thông tin nào đó liên quan đến câu trả lời, nhưng sau đấy xuất hiện những từ phủ định trên, hoặc muốn thay đổi ý định nên muốn chỉnh sửa lại, thì thông tin sau đó mới là đáp án đúng.
  1. Những từ hoặc cụm từ mang nghĩa đối lập giữa 2 mệnh đề
  • Ví dụ: but, however, yet, unfortunately, rather than/instead of, actually,…
  • Ở trường hợp này, người nói ban đầu sẽ đưa ra một ý kiến, sau đó xuất hiện những từ/cụm từ trên để cung cấp thông tin mang tính đối lập, bác bỏ thông tin gây nhiễu trước đó.
  1. Các từ chỉ thời điểm khác nhau
  • Ví dụ: last, previous, in the past, this/now, next/in the future, current, new,…
  • Những thông tin gây nhiễu trong trường hợp này được nằm ở những câu chỉ thời điểm khác với thời điểm đang nói tới. Do vậy, thí sinh cần nghe hiểu để có thể phân tích được thời điểm nào có thông tin đúng cho câu hỏi đề bài.
  1. Các từ có phát âm tương đồng nhau
  • Ví dụ: “8 & H”, “-ty & -teen”,…
  • Trường hợp dễ nhầm lẫn này đặc biệt xuất hiện ở các dạng bài Summary Completion hoặc Table Completion. Thí sinh cần phải nghe rõ các chữ cái và từ cso cách phát âm gần giống để tránh việc viết đáp án sai.
  1. Các từ có chứa tiền tố mang tính phủ định
  • Ví dụ: un- (unusual, unemployed), im- (impossible, impolite), dis- (disrespect, disagree), il- (illegal, illiterate), ir- (irrational, irresponsible), in- (inexpensive, inconvenient), non- (non-stop, nonsense),…
  • Ở trường hợp này, thí sinh cần chú trọng vào việc nghe phát âm vì các tiền tố này có thể bị đọc lướt qua rất nhanh, rất dễ bị bỏ quên mà chỉ nghe được từ chính đằng sau tiền tố.

Cách để tránh rơi vào “bẫy” những thông tin gây nhiễu

Trong quá trình ôn luyện cũng như làm bài thi IELTS Listening, điều quan trọng nhất là thí sinh xác định được yếu tố gây nhiễu và nghe hiểu được ý chính của đoạn audio, thay vì vội vàng bắt keyword xuất hiện ngay lần đầu tiên mà không phân tích nội dung có hợp lý hay không.

Thông thường, thông tin gây nhiễu sẽ xuất hiện trước, sau đó là những dấu hiệu phủ định rồi mới đến thông tin chính xác. Do vậy, thí sinh có thể dự đoán thứ tự mà câu trả lời đúng và thông tin đánh lạc hướng được sắp xếp ở đâu.

Đặc biệt, thí sinh không nên vội vàng ghi ngay đáp án khi nghe được thông tin ban đầu. Trong quá trình nghe, các bạn hãy cố gắng nghe cẩn thận, take note các keyword ngay cả sau khi bạn nghĩ rằng đáp án đã xuất hiện, vì rất có thể đó chỉ là thông tin gây nhiễu, và đáp án thật là những gì sau đó.

091.869.8596
Liên hệ qua Zalo
Messager