29/12/2022
Phương pháp làm bài dạng Diagram Labelling trong IELTS Reading
Dạng bài Diagram Labelling là dạng bài phổ biến mà thí sinh thường gặp trong IELTS Reading. Hãy cùng EFOS tìm hiểu kỹ dạng bài này để làm quen và luyện tập cách làm bài thật hiệu quả nhé.
Dạng bài Diagram Labelling là gì?
Diagram Labelling là dạng bài dán nhãn biểu đồ, cung cấp câu hỏi dưới dạng hình ảnh biểu đồ và yêu cầu thí sinh tìm thông tin trong bài đọc để điền từ vào các chỗ trống phù hợp. Có 2 loại biểu đồ mà thí sinh thường gặp trong dạng bài này là bản vẽ kỹ thuật của máy móc hoặc quy trình và hình vẽ về thế giới tự nhiên.
Các bước làm dạng bài Diagram Labelling
Bước 1: Xác định các loại từ khoá trong câu hỏi
- Từ khoá khó thay thế: những từ khoá không bị thay thế trong bài đọc như các tên riêng hoặc con số cụ thể.
- Từ khoá dễ thay thế: các từ có thể bị thay thế bằng từ đồng nghĩa hoặc cách diễn đạt khác trong bài đọc.
Bước 2: Xác định dạng từ cần điền và số từ theo yêu cầu đề bài
Thí sinh cần nắm rõ yêu cầu đề bài để chọn dạng từ phù hợp và đủ số lượng từ cho phép để điền vào chỗ trống. Chọn sai loại từ và điền thừa hoặc thiếu số lượng từ là những lỗi mà thí sinh rất dễ mắc phải và gây mất điểm trong dạng bài này.
Bước 3: Thực hiện kỹ năng “scanning” để tìm thông tin
Ở bước này, thí sinh cần sử dụng kỹ năng đọc “scanning” quen thuộc để xác định khu vực chứa thông tin cần thiết phục vụ cho việc tìm ra từ cần điền. Các bạn hãy bám sát vào các từ khoá đã xác định ở bước 1, kết hợp thực hiện scanning để tìm lọc thông tin nhanh và chính xác nhất có thể. Đặc biệt ở bước này, kỹ năng chuyển động mắt – eye movement – là rất cần thiết, giúp thí sinh có thể tập trung vào tìm và lọc từ khoá chứ không bị mất thời gian hiểu nội dung bài đọc trong quá trình xác định vị trí thông tin. Một gợi ý nhỏ giúp bạn tiết kiệm thời gian làm bài là hãy đọc bắt đầu từ cuối đoạn văn lên và theo trình tự từ phải qua trái.
Bước 4: Đọc hiểu thông tin vừa tìm được trong bài đọc
Sau khi đã xác định được vị trí của đoạn có chứa thông tin phù hợp với đề bài, thí sinh hãy thực hiện đọc hiểu nội dung để tìm ra được từ cần điền vào chỗ trống.
Bước 5: Đọc lại bài làm sau khi hoàn thành điền từ để kiểm chứng
Đây là bước rất quan trọng mà thí sinh không nên chủ quan mà bỏ qua. Sau khi đã điền từ vào chỗ trống, các bạn nên đọc lại câu một lần nữa để kiểm tra độ chính xác của thông tin. Đồng thời, bạn cũng cần kiểm tra lại dạng từ và số lượng từ xem có đúng với yêu cầu đề bài hay không.
Thông qua bài viết trên, thí sinh đã nắm rõ các bước làm bài dạng Diagram Labelling trong IELTS Reading. Từ đó, các bạn có thể lên chiến lược ôn luyện để tăng số câu trả lời đúng và tăng tốc độ làm bài trong phần thi Reading. EFOS chúc các bạn thành công và chinh phục điểm Reading tuyệt đối.