Phương pháp Active Listening trong việc cải thiện IELTS Listening

Một trong những phương pháp phổ biến mà người học, đặc biệt ở trình độ căn bản, thường áp dụng trong bài nghe là phương pháp Active Listening – Nghe chủ động. Hãy cùng EFOS tìm hiểu phương pháp độc đáo này nhé.

Active Listening là phương pháp nghe yêu cầu người nghe tập trung và hiểu được thông điệp và nội dung mà bài nghe đang truyền tải. Theo đó, người nghe sẽ có những hành dộng phản hồi những thông tin mà họ tiếp nhận được để thể hiện rằng họ đang lắng nghe một cách chủ động.

 

Lợi ích của phương pháp Active Listening

  • Hiểu rõ nội dung nghe

Luyện tập phương pháp Active Listening giúp người học tăng khả năng Nghe - Hiểu. Trong quá trình luyện tập, người nghe phải tập trung cao độ để tiếp nhận thông tin và phân tích chúng theo ý hiểu của mình. Việc tập trung nghe cũng giúp các bạn luyện tập nắm bắt được thông tin hiệu quả hơn.

  • Ghi nhớ thông tin trong bài nghe lâu hơn

Việc tập trung nghe các thông tin trong bài nghe khiến người học có thể ghi nhớ lâu hơn, giúp ích cho việc phân tích nội dung ngay cả khi bài nghe đã kết thúc. Nói cách khác, Active Listening giúp người học tăng khả năng xử lý thông tin và lưu trữ thông tin vào não bộ lâu hơn.

  • Áp dụng được kiến thức đã nghe được vào các tình huống tương tự

Sau khi tập trung nắm bắt thông tin và ghi nhớ chúng, người học có thể dùng những thông tin đã được nghe để áp dụng vào thực hiện các bài tập xử lý thông tin trong bài nghe. Ngoài ra, sau một thời gian luyện Active Listening, người học có thể xây dựng thêm nhiều kiến thức tiếng Anh như từ vựng, cấu trúc câu, và khả năng nhận diện phát âm cho các từ khó. Từ đó, khả năng nghe của người học cũng được tăng lên đáng kể.  

 

Các giai đoạn luyện Active Listening – Nghe chủ động

  • Giai đoạn 1: Hiểu – Comprehension

Ở giai đoạn đầu tiên, người học chỉ cần nghe và nắm bắt ý chính của bài nghe. Bằng cách nghe và ghi chép lại các từ khoá chứa nội dung, người học có thể xác định được ý chính của cả bài. Bên cạnh đó, người học cần dựa vào các câu hỏi tư duy Who – What – Where – When – Why để xác định ý chính rõ hơn.

WHO – Ai đang nói trong bài nghe, xác định nhân vật trong bài nghe?

WHAT - Điều gì đang được truyền tải hay mô tả trong bài nghe, bao gồm các sự kiện gì?

WHERE - Đoạn nghe đang đề cập đến sự kiện ở đâu?

WHY – Nguyên nhân của các sự kiện chính xảy ra trong bài nghe là gì?

  • Giai đoạn 2: Ghi nhớ - Retaining

Để thực hiện giai đoạn này, người học cần tự luyện tập nói lại các ý chính trong bài nghe bằng cách liệt kê mục đích, nhân vật, địa điểm, thời gian, và sự kiện diễn ra. Bạn có thể dựa vào những câu hỏi Who – What – Where – When – Why để dựng dàn ý cho các thông tin được hệ thống và dễ nhớ hơn.

  • Giai đoạn 3: Phản hồi – Responding

Để thực hiện Active Listening một cách toàn diện, ở giai đoạn này người học cần paraphrase lại các thông tin ý chính đã nghe được từ phần ghi chú của bản thân.

  • Giai đoạn 4: Đánh giá – Assessment

Ở bước cuối cùng, bạn hãy nghe lại và so sánh nội dung ghi chép lại của bản thân từ các giai đoạn trước với script của bài nghe. Bạn có thể học từ mới bằng cách ghi chép lại và dịch nghĩa cụ thể.

 

Có thể thấy, phương pháp Active Listening – Nghe chủ động là một phương pháp nghe kết hợp nhiều kỹ năng toàn diện, đòi hỏi nghe hiểu nội dung để người học có sự tương tác, phân tích và phản hồi với nội dung nghe. Do vậy, Active Listening rất hữu ích cho việc luyện nghe và làm các dạng bài của IELTS Listening. EFOS chúc các bạn qua bài viết này có thể nắm rõ phương pháp Active Listening và áp dụng vào luyện nghe thành công.

091.869.8596
Liên hệ qua Zalo
Messager