Cách làm dạng bài Notes/Table/Flow Chart Completion trong IELTS Reading

Dạng bài Notes/Table/Flow Chart Completion là dạng bài rất thường gặp trong IELTS Reading. Dạng bài này đều yêu cầu thí sinh điền từ có trong văn bản vào chỗ trống. Do vậy, các bạn cần áp dụng các kỹ năng làm bài đọc như “skimming” và “scanning” để tìm ra keyword quan trọng và xác định được vị trí thông tin cần đọc. Trong bài viết dưới đây, EFOS sẽ chia sẻ đến các bạn cách làm dạng bài Notes/Table/Flow Chart Completion của IELTS Reading nhé.

 

Dạng bài Notes/Table/Flow Chart Completion là gì?

Trong dạng bài Notes/Table/Flow Chart Completion, đề bài sẽ đưa ra một biểu đồ hoặc bảng biểu rút gọn (Notes/Table/Flow Chart) với các bước rõ ràng, ngắn gọn hơn, tóm tắt lại nội dung của một phần trong bài đọc. Trong biểu đồ đó sẽ có những chỗ trống (blank) và nhiệm vụ của thí sinh là đọc bài đọc để tìm ra từ thích hợp, từ đó chọn từ để điền vào chỗ trống. Có 2 loại từ mà bạn cần chú ý khi làm bài Notes/Table/Flow Chart Completion:

  • Loại 1: Đề bài yêu cầu thí sinh phải sử dụng từ vựng có sẵn trong đoạn văn để điền vào chỗ trống. Nói cách khác, bạn không được dùng ngôn ngữ theo ý hiểu của mình để điền.
  • Loại 2: Đề bài sẽ cung cấp một list câu trả lời. Thí sinh cần đọc hiểu đoạn văng và dùng từ vựng được cho trong list đó để điền vào chỗ trống.

 

Các bước làm dạng bài Notes/Table/Flow Chart Completion

Đối với dạng bài này, điều quan trọng là thí sinh cần xác định vị trí của đoạn văn chứa nội dung cần tìm và chọn đúng từ ngữ thích hợp để điền vào chỗ trống.

Một số tips hữu ích bạn cần lưu ý:

  • Thí sinh phải nắm chắc yêu cầu đề bài về số lượng từ được giới hạn để điền đúng số lượng từ cho phép.
  • Câu hỏi xuất hiện theo thứ tự tương ứng với nội dung bài đọc (phần trả lời của câu 2 sẽ nằm sau phần trả lời của câu 1 trong bài đọc). Tuy nhiên, đối với dạng Table, thứ tự thông tin có thể xuất hiện khác với thứ tự thông tin trong bài đọc.
  • Điền vào chỗ trống bằng các từ xuất hiện trong văn bản, không dùng từ đồng nghĩa thay thế và chú ý số lượng từ cho phép.

Bước 1: Đọc yêu cầu đề bài và xác định giới hạn số lượng từ cho phép.

Bước 2: Đọc biểu đồ, gạch chân các từ khoá bao gồm title của biểu đồ và từng giai đoạn của biểu đồ.

Bước 3: Xác định loại từ cần điền vào ô trống (danh từ, động từ, tính từ, hay trạng từ,…)

Bước 4: Sử dụng kỹ thuật “skimming” để đọc lướt toàn bộ bài đọc và lấy ý chính. Tiếp theo hãy thực hiện kỹ năng “scanning” để tìm keyword trong bài đọc, từ đó xác định được vị trí của đoạn chứa thông tin cần đọc để chọn đáp án.

Bước 5: Kiểm tra lại đáp án dựa trên các tiêu chí:

  • Nghĩa của câu hỏi và câu chứa thông tin phải giống nhau.
  • Từ cần điền phù hợp về grammar, ngữ nghĩa, và từ vựng trong biểu đồ.
  • Đáp án phải là từ xuất hiện trong bài đọc.
  • Giới hạn từ đúng với yêu cầu đề bài cho phép.
  • Từ cần điền đúng chính tả (check spelling).
091.869.8596
Liên hệ qua Zalo
Messager