Cách làm các dạng câu hỏi có yếu tố thời gian trong IELTS Speaking Part 3

Ở Part 3 của bài thi IELTS Speaking, giám khảo sẽ dựa vào nội dung câu trả lời của thí sinh ở Part 2 để đưa ra những câu hỏi mở rộng. Nội dung câu hỏi thường xoay quanh các vấn đề trong xã hội và đời sống. Các câu hỏi có thể được tổng hợp thành các dạng như: dạng câu hỏi nêu ý kiến, dạng câu hỏi nêu nguyên nhân và kết quả, dạng câu hỏi dự đoán tương lai, dạng câu hỏi so sánh giữa quá khứ và hiện tại. Trong đó, dạng câu hỏi so sánh giữa quá khứ - hiện tại và dạng câu hỏi về dự đoán tương lai có chung một đặc điểm là liên quan đến yếu tố thời gian. Điều quan trọng mà thí sinh cần tập trung là cấu trúc ngữ pháp ứng dụng cho các câu hỏi dạng này. Qua bài viết dưới đây, EFOS xin giới thiệu với các bạn cấu trúc trả lời và những ngữ pháp ứng dụng cho dạng câu hỏi có yếu tố về thời gian trong IELTS Speaking Part 3, để các bạn có thể chuẩn bị một câu trả lời mạch lạc và sắp xếp các ý tưởng một cách logic hơn trong quá trình nói.

 

Dạng 1: Các câu hỏi so sánh giữa quá khứ và hiện tại

Ở dạng câu hỏi này, thí sinh cần phải nêu ra những sự khác biệt của một sự việc hay hiện tượng trong quá khứ và trong hiện tại.

 

Ví dụ:

  • How has communication changed over the year?
  • Are there any differences in the skills employees needed in the past and at present?
  • Do you think cities have changed recently compared to the past?

 

Cấu trúc câu trả lời gợi ý:

Đối với dạng câu hỏi so sánh giữa quá khứ và hiện tại, thí sinh cần nêu ra 1 hoặc 2 đặc điểm của sự việc hoặc hiện tượng trong quá khứ và những đặc điểm đó trong hiện tại để so sánh sự khác biệt giữa 2 thời điểm. Cấu trúc ngữ pháp thông dụng nhất cho câu hỏi dạng này là sử dụng thì quá khứ, thì hiện tại đơn và hiện tại hoàn thành.

  • Thí sinh có thể trả lời trực tiếp vào câu hỏi với câu mở đầu: “Có rất nhiều sự thay đổi trong … từ quá khứ đến hiện tại” bằng cách sử dụng thì hiện tại hoàn thành để thể hiện rằng có nhiều sự thay đổi xảy ra trong suốt giai đoạn từ quá khứ đến hiện tại.

Cấu trúc: Chủ ngữ + Have/Has been + Động từ -ed/Động từ bất quy tắc V3.

  • Thí sinh nêu ra đặc điểm của sự việc này trong quá khứ và sử dụng thì quá khứ đơn để mô tả một sự việc xảy ra tại một thời điểm cụ thể trong quá khứ.

Cấu trúc: Chủ ngữ + Động từ -ed/Động từ bất quy tắc V2.

  • Thí sinh đưa ra đặc điểm của sự việc này ở hiện tại bằng cách sử dụng hiện tại đơn để nói về một sự việc, hiện tượng luôn đúng hoặc một thói quen ở hiện tại. 

Cấu trúc: Chủ ngữ + Động từ ở thể chủ động.

 

Dạng 2: Các câu hỏi dự đoán tương lai trong IELTS Speaking

Dạng câu hỏi dự đoán yêu cầu thí sinh phải nêu ra những dự đoán của mình về những thay đổi sẽ xảy ra trong tương lai.

 

Ví dụ:

  • Will communication change in the future?
  • Will people continue to wear traditional clothes in the future?
  • How will robots impact jobs in the future?

 

Cấu trúc câu trả lời gợi ý:

Đối với dạng câu hỏi này, thí sinh cần nêu ra 1 hoặc 2 dự đoán của mình về các thay đổi sẽ xảy ra trong tương lai đối với 1 sự vật hay sự việc nào đó đang được đề cập tới. Tuỳ vào câu hỏi giám khảo đưa ra, thí sinh có thể áp dụng các mẫu câu sau để trả lời cho câu hỏi đề bài:

  • There will be many changes in …
  • People will continue to …/stop …
  • … will impact people’s life in many ways.

Cấu trúc ngữ pháp thí sinh cần sử dụng ở dạng câu hỏi này là thì tương lai đơn, be going to, may, thì tương lai hoàn thành hoặc các cấu trúc khác thường dùng trong các câu để dự đoán tương lai.

Các cấu trúc ngữ pháp thường dùng:

  • Thì tương lai đơn để nói về những sự kiện sẽ xảy ra trong tương lai: Chủ ngữ + Will/Won’t + Động từ nguyên mẫu.
  • “Be going to” dùng để nói về các sự việc sẽ xảy ra trong tương lai, đặc biệt là khi thí sinh muốn nhấn mạnh vào quyết định hay các bằng chứng ở hiện tại.
  • Trợ động từ chỉ khả năng “may” để dự đoán một sự việc sẽ xảy ra trong tương lai nhưng thể hiện ý khả năng xảy ra của sự việc thấp hơn so với khi dùng thì tương lai đơn: Chủ ngữ + May/May not + Động từ nguyên mẫu.
  • Cấu trúc “be expected to”/”be predicted to” để dự đoán những sự kiện sẽ xảy ra trong tương lai: Chủ ngữ + Be + Expected to/Predicted to + Động từ nguyên mẫu.
  • Thì tương lai hoàn thành dùng để nói về các sự kiện đã được hoàn thành tại một thời điểm trong tương lai: Chủ ngữ + Will have + Động từ -ed/Động từ bất quy tắc V3.

Hi vọng qua bài viết này, các bạn sẽ có hướng đi luyện tập áp dụng các cấu trúc trên vào câu hỏi IELTS Speaking Part 3 về dự đoán tương lai và so sánh giữa quá khứ - hiện tại. Việc luyện tập này cũng giúp các thí sinh kiểm soát được ngữ pháp trong quá trình nói và sử dụng linh hoạt các cấu trúc câu cho dạng bài IELTS Speaking Part 3.

091.869.8596
Liên hệ qua Zalo
Messager