Các nhóm chủ đề thường gặp trong IELTS Speaking Part 2

Khác với 2 phần thi IELTS Speaking Part 1 & Part 3, Part 2 của phần thi Speaking có hình thức là mô tả về một chủ đề cho sẵn, mỗi chủ đề sẽ có từ 3 đến 4 câu hỏi phụ đi kèm, và thí sinh cần trả lời trong một khoảng thời gian nhất định. Trước khi bắt đầu bài nói, thí sinh được đọc câu hỏi và phát giấy bút để chuẩn bị trong vòng 1 phút. Đối với nhiều thí sinh, đây là phần thi khó nhằn, cần nhiều thời gian để học tập và rèn luyện cách phát triển câu trả lời.

Những lưu ý trong phần thi Speaking Part 2:

  • Thí sinh phải nói liên tục về chủ đề cho sẵn trong vòng 1 – 2 phút.
  • Những câu hỏi phụ cần được trả lời hết vì chúng liên quan trực tiếp tới nội dung chủ đề, giúp thí sinh bám sát câu hỏi và trả lời đúng trọng tâm, không bị lan man.
  • Sau khi đã trả lời hết các câu hỏi phụ mà thời gian vẫn còn nhiều, thí sinh phải biết cách mở rộng thêm câu trả lời của mình bằng cách đề cập đến các sự vật hoặc sự việc liên quan đến chủ đề.

Những mẹo nhỏ giúp thí sinh ăn điểm ở phần thi Speaking Part 2:

  • Sử dụng những cấu trúc câu đơn giản như câu đơn hoặc câu phức ngắn để tránh mắc lỗi về ngữ pháp.
  • Hạn chế những lỗi ngữ pháp cơ bản gây khó hiểu khi giao tiếp, ví dụ sắp xếp các thành phần câu lộn xộn gây mất tự nhiên.
  • Sử dụng từ vựng cơ bản, không quá phức tạp gây khó khăn trong phát âm và đôi khi dùng sai ngữ cảnh.
  • Cố gắng dùng từ đồng nghĩa (paraphrase) để tránh lặp từ quá thường xuyên khi nói.
  • Phát âm chuẩn, có trọng âm và nhấn nhá sao cho tự nhiên.

Các nhóm chủ đề thường gặp trong IELTS Speaking Part 2:

  1. Nhóm chủ đề về trải nghiệm (Describe an experience)
  • Thí sinh được yêu cầu mô tả về một trải nghiệm nào đó trong quá khứ (trải nghiệm đáng nhớ, trải nghiệm đi du lịch, trải nghiệm ăn tối,…).
  • Các câu hỏi thí sinh có thể tham khảo để phát triển ý trả lời của mình:
    • Trải nghiệm đó là gì?
    • Trải nghiệm đó xảy ra lúc nào?
    • Cảm nghĩ của bạn về trải nghiệm đó là gì?
  • Thí sinh có thể nói thêm về trải nghiệm đó dựa trên những gợi ý trong câu hỏi phụ. Tuy nhiên, thí sinh không nên nói vòng vo hoặc nói về việc khác vì có thể dẫn đến việc lạc đề hoặc bị thiếu thời gian trả lời mà chưa nói được ý chính.
  • Lưu ý các câu trả lời cho nhóm chủ đề về trải nghiệm nên sử dụng thì quá khứ.
  1. Nhóm chủ đề về người (Describe a person)
  • Thí sinh thường được yêu cầu mô tả về một người nào đó (người đáng ngưỡng mộ, bạn thân, giáo viên yêu thích, người thân trong gia đình, người nổi tiếng,…).
  • Các câu hỏi thí sinh có thể dùng để lên ý tưởng:
    • Người đó là ai, tên là gì?
    • Bạn biết gì về người này? Bạn có mối liên hệ nào đến người này?
    • Giải thích tại sao người đó lại là lựa chọn phù hợp cho câu hỏi này?
  • Ở dạng đề này, thí sinh nên dùng thì hiện tại đơn cho câu trả lời.
  • Thí sinh nên chuẩn bị trước các tính từ miêu tả người (hình dáng, tích cách,…) và một số danh từ chỉ nghề nghiệp để mô tả chi tiết về người bạn chọn.
  1. Nhóm chủ đề về địa điểm (Describe a place)
  • Thí sinh được yêu cầu mô tả một địa điểm đáng nhớ, đã từng tham quan hoặc đi du lịch đến, nơi muốn đến trong tương lai hoặc một địa điểm có kỷ niệm đẹp nào đó.
  • Đối với chủ đề này, câu trả lời của thí sinh bám sát những câu hỏi sau:
    • Tên địa điểm đó là gì?
    • Địa điểm nằm ở đâu?
    • Bạn có kỷ niệm nào ở địa điểm đó? Địa điểm đó mang lại cho bạn ấn tượng gì? 
  • Về mặt ngữ pháp, thì chia động từ cho câu trả lời phụ thuộc vào câu hỏi đưa ra. Ví dụ nếu câu hỏi dùng thì quá khứ, thì câu trả lời của bạn nên dùng thì quá khứ. Do vậy, bạn cần phải chú ý nghe rõ câu hỏi để dùng đúng ngữ pháp.
  • Thí sinh nên chuẩn bị một số từ vựng chỉ địa điểm và vị trí.
  1. Nhóm chủ đề về một đối tượng (Describe an object)
  • Thí sinh được yêu cầu mô tả về một đối tượng đồ vật nào đó (thường là kỷ vật, món quà sinh nhật ấn tượng, đồ dùng ý nghĩa trong cuộc sống, bộ phim ưa thích…).
  • Một số câu hỏi thí sinh cần làm rõ cho phần thi này:
    • Món đồ đó là gì? Món đồ đó từ đâu mà có? 
    • Ấn tượng đầu tiên về đồ vật đó? Mô tả hình dáng bên ngoài của đồ vật? Đặc tính và chức năng của món đồ đó?
    • Cảm xúc đối với đồ vật đó? Tần suất sử dụng đồ vật đó?
  • Ở chủ đề này, thí sinh nên chuẩn bị một số từ vựng về miêu tả đồ vật như hình dáng, kích thước và màu sắc.
  • Đối với ngữ pháp, thí sinh có thể dùng thì quá khứ, hiện tại hoặc tương lai, tuỳ thuộc vào câu hỏi đưa ra. Ví dụ đối với câu hỏi về kỷ vật, bạn cần phải kể lại chi tiết món đồ đó trong quá khứ, do vậy bạn phải dùng thì quá khứ để miêu tả đồ vật đó.

 

Qua bài viết này, EFOS hi vọng các bạn đã có được cái nhìn tổng quát về các dạng chủ đề thường gặp trong bài thi IELTS Speaking Part 2 và cách phát triển ý trả lời cho từng dạng. Chúc các bạn có chiến lược ôn tập và làm bài thật hiệu quả để chinh phục band điểm Speaking mơ ước.

091.869.8596
Liên hệ qua Zalo
Messager