11/04/2023
Các cấu trúc câu nhấn mạnh trong IELTS Speaking
Trong giao tiếp thông thường, khi người nói cần nhấn mạnh một điều gì đó, họ sẽ sử dụng các yếu tố như cách nhấn nhá từ ngữ, âm vực lời nói và ngữ điệu trong câu. Để diễn đạt sự nhấn mạnh, thí sinh có thể linh động lựa chọn những cách thức khác nhau tuỳ vào hoàn cảnh nói khác nhau. Hãy cùng EFOS tìm hiểu về các cấu trúc câu phổ biến để tạo sự nhấn mạnh trong IELTS Speaking nhé.
- Cấu trúc câu đảo ngữ (Inversion)
Cấu trúc đảo ngữ là việc đưa phó từ (trạng từ) và trợ động từ trong câu lên đầu, đứng trước chủ ngữ để nhấn mạnh thêm về tính chất, hành động của chủ ngữ. Trong trường hợp này, thí sinh cần nắm rõ cấu trúc ngữ pháp: Phó từ + Trợ động từ + Chủ ngữ + Động từ chính.
- Cấu trúc đảo ngữ với từ phủ định
- Từ “no” hoặc “not” đứng đầu câu: Khi muốn nhấn mạnh trạng thái không có của một chủ ngữ nào đó.
“No” + Danh từ + Trợ động từ + Chủ ngữ + Động từ nguyên thể/Động từ ở thể quá khứ phân từ.
“Not any” + Danh từ + Trợ động từ + Chủ ngữ + Động từ nguyên mẫu hoặc động từ ở thể quá khứ phân từ.
Ví dụ: She had no money left in her bank account last month.
- Đảo ngữ: No money did she have left in her bank account last month.
- Cụm từ chứa từ “no”: Dùng để nhấn mạnh nghĩa phủ định của câu.
Cụm từ chứa “no” + Trợ động từ + Chủ ngữ + Động từ nguyên thể/Động từ ở thể quá khứ phân từ.
Các cụm từ chứa “no” phổ biến:
- At no time: At no time did the company do anything illegal.
- In no way: In no way was her safety compromised.
- On no condition: On no condition should you break the company’s rules.
- On no account: On no account should you be late for your exam.
- Under/In no circumstances: In no circumstances can students be rude to their teachers.
- No longer: No longer does she work in that company.
- Trạng từ phủ định: never, rarely, seldom, little, hardly ever, …
Trạng từ phủ định + Trợ động từ + Chủ ngữ + Động từ nguyên thể/Động từ ở thể quá khứ phân từ.
Các trạng từ trên dù không chứa từ “no” nhưng bản thân chúng đã mang nghĩa phủ định. Do vậy, việc đưa trạng từ lên đầu câu theo cấu trúc đảo ngược trên nhằm tăng sự nhấn mạnh cho sự phủ định của câu.
- Cấu trúc đảo ngữ với giới từ
Cụm giới từ + Động từ + Chủ ngữ
Ví dụ: Thousands of vehicles pass through the Golden Bridge every day.
- Đảo ngữ: Through the Golden Bridge pass thousands of vehicles every day.
- Câu chẻ (Cleft sentence)
Cấu trúc câu chẻ thường được sử dụng trong tiếng Anh để nhấn mạnh vào một thành phần nào đó trong câu hoặc một sự vật sự việc nào đáng chú ý trong câu. Câu chẻ là một dạng câu ghép bao gồm mệnh đề chính và mệnh đề phụ thuộc kết hợp kèm các đại từ quan hệ.
- Nhấn mạnh chủ ngữ (Subject focus)
Chủ ngữ là người: It + be + Danh từ/Đại từ (chỉ người) + that/who + Động từ
Ví dụ: My father received an expensive watch on his 50th birthday.
- Đảo ngữ nhấn mạnh chủ ngữ: It was my father who received an expensive watch on his 50th birthday.
Chủ ngữ là vật, hành động: It + be + Danh từ/Đại từ (chỉ vật) + that + Động từ
Ví dụ: His bad behavior made his parents embarassed.
- Đảo ngữ nhấn mạnh chủ ngữ: It was his bad behavior that made his parents embarassed.
Chú ý: Với chủ ngữ chỉ vật trong câu chẻ nhằm nhấn mạnh chủ ngữ, thí sinh chỉ được dùng từ nối “that” và không được dùng các từ khác để thay thế.
- Nhấn mạnh tân ngữ (Object focus)
It + be + Tân ngữ + that + Chủ ngữ + Động từ
Trong cấu trúc câu chẻ nhấn mạnh tân ngữ, thí sinh không cần phân biệt tân ngữ là danh từ chỉ vật hay chỉ người vì có thể sử dụng chung một từ nối “that”.
Ví dụ: My father received an expensive watch on his 50th birthday.
- Đảo ngữ nhấn mạnh tân ngữ: It was an expensive watch that my father received on his 50th birthday.
- Nhấn mạnh trạng ngữ (Adverbial focus)
It + be + cụm trạng từ + that + Chủ ngữ + Động từ
Ví dụ: My father received an expensive watch on his 50th birthday.
- Đảo ngữ nhấn mạnh trạng ngữ: It was on his 50th birthday that my father received an expensive watch.
Chú ý: Đối với các cụm trạng từ chỉ nơi chốn, thí sinh có thể thay thế từ “that” thành đại từ quan hệ “where”. Đối với các cụm trạng từ chỉ thời gian, thí sinh có thể thay thế từ “that” thành đại từ quan hệ “when”.
Việc sử dụng các cấu trúc ngữ pháp nhằm nhấn mạnh các đối tượng đề cập đến trong câu sẽ giúp thí sinh tạo ấn tượng rất tốt đối với giám khảo khi làm bài IELTS Speaking. Điều đó thể hiện rằng thí sinh có vốn ngữ pháp đa dạng và sử dụng linh hoạt các cấu trúc câu để thể hiện sự nhấn mạnh tới vấn đề đang nói tới. Tuy nhiên, thí sinh cần dành thời gian luyện tập để sử dụng các cấu trúc câu này một cách thuần thục, không bị mắc lỗi ngữ pháp. Chúc các bạn có phương pháp ôn tập hiệu quả để chinh phục bài thi IELTS Speaking thành công.