Các cấu trúc câu nâng điểm trong IELTS Speaking Part 3

Đối với hầu hết các thí sinh, IELTS Speaking Part 3 là một trong những phần thi khó ăn điểm nhất vì những câu hỏi phần này đòi hỏi nhiều kiến thức bao quát cũng như khả năng suy luận và xử lý tình huống của thí sinh. Do đó để có thể nâng band điểm cho phần thi Speaking Part 3, thí sinh cần nắm chắc các cấu trúc ngữ pháp để vận dụng linh hoạt khi trả lời câu hỏi. Hãy cùng EFOS tìm hiểu các cấu trúc nâng điểm cho IELTS Speaking Part 3 để luyện tập hiệu quả nhé.

  1. Câu hỏi dạng “Different kinds of”

Đây là những câu hỏi yêu cầu thí sinh liệt kê và mô tả khái quát những sự vật, sự việc hay nơi chốn trong xã hội.

  • Cấu trúc “There are/is”

Để paraphrase đề bài và bắt đầu câu trả lời, thí sinh có thể dùng các cấu trúc liệt kê sau:

There are/is a wide range of … (Có một loạt các…/có rất nhiều…)

There are/is a variety of … (Có một loạt…/có khá nhiều loại…/có nhiều dạng…)

There is an array of …(Có một loạt, một dãy các…/có rất nhiều…)

Ví dụ: What kinds of jobs are easy to get in, in a foreign country? (Những loại công việc nào dễ kiếm được ở nước ngoài?)

  • In my opinion, there are a wide range of jobs that people can easily apply for in a foreign country. (Chà, theo tôi thì có rất nhiều công việc mà mọi người có thể dễ dàng ứng tuyển ở nước ngoài.)
  • Cấu trúc “It depends on”

Thí sinh có thể sử dụng cấu trúc này trong trường hợp các ý tưởng sắp liệt kê sẽ được phân chia tùy theo từng nhóm đối tượng khác nhau.

Ví dụ: What are the different kinds of leisure activities that are popular in your country?

  • Well, I think it depends on the age of the person. Probably the most common for young people is playing games because it’s a lot of fun and they can easily make friends from all over the world. However, another option for the elderly is walking in their free time, I guess this might be because it helps them to relax and in accordance with their health.
  • Cấu trúc “It’s common to see”

Thí sinh có thể dùng cấu trúc này trong phần thi khi cần mô tả chi tiết hay nhấn mạnh về mức độ phổ biến của một lựa chọn nào đó được liệt kê.

Ví dụ: What are some indoor games that children play in your country?

  • Actually, there are a variety of indoor games that kids really enjoy playing in my nation. One of the most popular games is playing chess, it’s common to see Vietnamese children play chess with each other in their leisure time.

 

  1. Câu hỏi dạng “Comparing”

Đối với nhóm câu hỏi thuộc dạng “Comparing”, giám khảo sẽ yêu cầu thí sinh phân tích và so sánh sự khác nhau giữa hai đối tượng cụ thể được nhắc đến trong đề bài. Với dạng bài này, thí sinh cần bắt đầu câu trả lời bằng cách paraphrase câu hỏi rồi lần lượt trình bày và mô tả các sự khác biệt kèm theo ví dụ minh họa.

  • Cấu trúc “It’s obvious that”

Thí sinh dùng cấu trúc này để khái quát về sự khác biệt giữa hai đối tượng được nêu ra ở đề bài trước khi paraphrase lại câu hỏi.

Ví dụ: How are shops today different to the shops when you were younger?

  • Well, it’s obvious that there are a number of differences between shops these days and the shops when I was young.
  • Cấu trúc “Whereas”

Đây là dạng cấu trúc mà thí sinh nên ưu tiên sử dụng trong quá trình trả lời câu hỏi để các luận điểm đối nghịch được liên kết chặt chẽ với nhau hơn, đồng thời thấy rõ sự tương phản giữa chúng.

S1 + V1, whereas S2 + V2

Whereas S1 + V1, S2 + V2

Ví dụ: What differences are there in the topics that men and women discuss?

  • Well, obviously the topics that men and women discuss differ in a variety of ways. Men have a tendency to talk about sports when they get together, whereas women are more likely to chat about topics like shopping or health and beauty care.
  • Cấu trúc “A subsequent contrast could be that”

Để các cấu trúc câu trong phần trả lời được đa dạng và phong phú, thí sinh có thể áp dụng mẫu câu này trong quá trình phát triển và mô tả các luận điểm kế tiếp đối với dạng câu hỏi so sánh.

Ví dụ: What’s the difference between living in the city and in the countryside?

  • Actually, it’s obvious that there are a lot of differences between living in the metropolises and in the countryside. Whereas a city has a wide range of advanced systems to manage transportation or communication, the countryside does not have many facilities. A subsequent contrast could be that living in rural areas offers more open space, fresher air, and purer water since it is less polluted. On the other hand, air pollution and noise pollution are easily identifiable in city life, which leads to urban dwellers being more susceptible to respiratory diseases than those living in rural areas.

 

  1. Câu hỏi dạng “Predicting”

Ở dạng câu hỏi này, thí sinh được yêu cầu đưa ra những dự đoán và suy nghĩ của mình về những điều sẽ xảy ra trong tương lai. Tương tự như các dạng câu hỏi ở trên, thí sinh cần paraphrase lại đề bài, sau đó lần lượt trình bày các dự đoán của bản thân. Ngoài ra, thí sinh có thể bổ sung thêm một số khác biệt giữa hiện trạng và những thay đối có thể xảy ra của sự vật, sự việc được nhắc đến trong câu hỏi.

  • Cấu trúc “It’s difficult to predict the future”

Trước khi đưa ra các dự đoán hay nhận định về những sự việc trong tương lai theo yêu cầu từ đề bài, thí sinh có thể áp dụng cấu trúc này để mở đầu cho phần trả lời được tự nhiên hơn.

Ví dụ: Do you think we will get the news in different ways in the future?

  • Obviously, it’s difficult to predict the future, but I think that with the rapid development of information technology, we will totally be able to get news through more advanced means.
  • Cấu trúc “There is a strong possibility that”

Đây cũng là một lựa chọn an toàn cho thí sinh để mở đầu cho các dự đoán cần trình bày.

Ví dụ: Some people predict that studying from home will be very popular in the future. Do you agree?

  • From my point of view, this is entirely possible. After the COVID-19 pandemic, we cannot deny the importance of the Internet, thanks to it, students can still continue their learning with high efficiency. Therefore, there is a strong possibility that more and more people will choose to study online at home in the coming years.
  • Cấu trúc “It’s forseeable that”

Đây là một trong những cấu trúc phổ biến khi cần trình bày những quan điểm mang tính dự đoán mà thí sinh có thể tham khảo cho phần trả lời trong Speaking part 3.

Ví dụ: How do you think housing will change in the future?

  • I have to admit that I don’t know much about architecture, so it’s hard for me to predict the future, but I suppose that there won’t be much change in terms of the design of houses from the outside. However, it’s foreseeable that it will be the insides of homes that change the most, with the outstanding development of science and technology, I believe that furniture and home equipment will become more advanced, making people's lives more comfortable.

 

  1. Câu hỏi dạng “Giving opinions”

Đối với dạng câu hỏi “giving opinions”, thí sinh được yêu cầu trình bày quan điểm cá nhân về một vấn đề nào đó trong xã hội. Đây cũng là dạng câu hỏi khó nhằn nhất trong các dạng câu hỏi Speaking Part 3 vì nó đòi hỏi thí sinh phải có kiến thức nền về đời sống và xã hội rộng lớn để có thể phát triển ý tưởng tốt cho câu trả lời. Do vậy, việc sử dụng đa dạng các cấu trúc trong dạng câu hỏi này cũng là một cách ghi điểm trong trường hợp bạn không chuẩn bị tốt về phần ý tưởng.

  • Cấu trúc “That’s a controversial question”

Thí sinh có thể áp dụng mẫu câu này trong phần mở đầu để có thêm thời gian suy nghĩ cho các quan điểm cần trình bày kế tiếp để tránh việc i’m lặng quá lâu vì bí ý tưởng.

Ví dụ:  Is it useful to have a gap year between high school and university?

  • Well, that’s a controversial question, but in my opinion, students who have graduated from high school should take a year off before enrolling in college or university because it will provide them with numerous opportunities and benefits. Obviously, young people can take advantage of the gap year to experience many different jobs, thereby orienting themselves to a career that is suitable for them and choosing the right field of study in the future. Moreover, they can also travel and gather knowledge about different cultures and countries during that time period.
  • Cấu trúc “From a societal/educational/environmental standpoint”

Khi cần trình bày quan điểm của mình về một vấn đề xã hội, giáo dục hoặc môi trường thì cụm từ này là một cách dùng hay mà thí sinh có thể tham khảo để đa dạng hoá câu trả lời của mình. Đồng thời, cấu trúc này cũng giúp cho những luận điểm của thí sinh được khách quan và thuyết phục hơn, phù hợp với ngôn ngữ học thuật.

Ví dụ: Should schools focus on preparing students for their future careers?

  • I couldn’t agree more. In my opinion, I believe that the education system should concentrate on preparing students for their working lives in the future. From a societal standpoint, employers need candidates with a wide range of practical skills relevant to their jobs such as communication or negotiation skills while most schools today place too much emphasis on theory

 

Có thể nói, Speaking Part 3 là một trong những phần thi mang tính thử thách nhất vì thí sinh sẽ gặp nhiều câu hỏi mang tính suy luận cao và khó có thể chuẩn bị trước được hết tất cả các tình huống. Do vậy, không thể tránh khỏi những lúc thí sinh bị bí ý tưởng vì không có đủ kiến thức xã hội đối với một vấn đề nào đó. Tuy nhiên, hãy luôn bình tĩnh và ghi nhớ rằng bài thi IELTS là để đánh giá khả năng sử dụng tiếng Anh, chứ không phải một bài thi kiểm tra trình độ kiến thức chuyên môn. Chính vì vậy, bạn cần chuẩn bị cho mình những cấu trúc ngữ pháp thật đa dạng, phong phú sao cho bài nói của mình được tự nhiên, trôi chảy và hợp lý nhất có thể dù bạn có gặp đề bài khó. Bên cạnh việc mở rộng vốn từ vựng cho nhiều chủ đề khác nhau, các bạn cũng cần lên sẵn dàn ý cho từng nhóm câu hỏi và vận dụng tốt các mẫu cấu trúc trên để có thể dễ dàng nâng band điểm cho phần thi Speaking Part 3 nhé.

091.869.8596
Liên hệ qua Zalo
Messager