17 cách cải thiện khả năng nói trôi chảy

Trong khi nói

  1. Nói ra những điều mình nghĩ

Nếu bạn đang nghĩ “Đó là một câu hỏi khó” (That’s a difficult question), “Mình chưa từng nghĩ đến điều đó” (I’ve never really thought about that before), “Mình thậm chí còn không chắc là có thể giải thích điều đó bằng tiếng Việt” (I’m not sure that I could even explain in my own language) hay “Mình thực sự không biết câu trả lời” (I really don’t know what my answer to that question is), thì cứ nói ra chính xác những điều đó. Cách này không chỉ giúp lấp đầy sự im lặng, mà thật ra còn chính là một cách để trả lời câu mà bạn đã được hỏi.

  1. Hỏi ngược lại

Đây thực sự chỉ là một biện pháp khẩn cấp mà bạn không nên dùng nhiều nếu thực sự muốn cải thiện khả năng nói trôi chảy của mình. Trong trường hợp bạn phải sử dụng cách này để kiếm them cho mình một chút thời gian để nghĩ về những điều sẽ nói, cách tự nhiên nhất là kiểm tra ý nghĩa của câu hỏi hoặc những gì người kia đã nói trước đó như “I’m not sure what… means” (Mình không chắc … là gì). Bạn có thể dùng cách này tự nhiên hơn ngay cả khi bạn hiểu họ muốn gì ở bạn nếu bạn sử dụng câu hỏi để kiểm tra lại như “Do you mean…(or…)?” (Ý cậu là …?), “Are you asking me…?” (Có phải cậu đang hỏi mình …?), “Just to double check,…” (Chỉ để cho chắc, …) và “So, if I understand you correctly you want to know…” (Nếu tớ hiểu đúng thì cậu muốn tớ …) Miễn là bạn không sử dụng cách này quá nhiều, bạn sẽ có thể khiến mọi người trả lời câu hỏi của họ trước khi bạn phải trả lời với câu “Can you give me an example of what you mean?” (Ý cậu là gì, cho mình một ví dụ được không?) và “How would you answer that question?” (Cậu sẽ trả lời câu này như thế nào?) Ngoài ra bạn cũng có thể hỏi “Doesn’t everyone?” (Mọi người không thế à?) và “Do you really need to ask?” (Cậu có nhất thiết phải hỏi không?)

  1. Dùng từ tiếng Việt rồi giải thích bằng tiếng Anh

Rất nhiều người bị mắc kẹt khi nghĩ về một từ tiếng Việt mà họ không thể (nhanh chóng) dịch sang tiếng Anh. Cách dễ nhất để giải quyết vấn đề này là dùng ngay từ tiếng Việt đó và giải thích “I don’t know how to say it in English but in my language we say ‘….’, which means something like …” (Mình không biết nói bằng tiếng Anh như thế nào nhưng trong tiếng Việt bọn mình có từ ‘….’, nghĩa là kiểu như …) và “There is an expression in my language ‘…’ which is something like…” (Có một từ trong tiếng Việt là …, kiểu như …)

  1. Dùng từ mập mờ chung chung

Người bản ngữ thường tự kéo dài thời gian suy nghĩ bằng những cụm như “something like (that)”, “I suppose”, v.v., Ngay cả khi thực tế họ khá hoặc rất chắc chắn về những gì họ đang nói. Các cụm từ khác mà bạn cũng có thể dùng là “I guess”, “more or less”, “You could say”, “I’d probably say” and “or so I’d imagine”. Bạn cũng có thể dùng “thing” và “stuff” cho từ mà bạn không hiểu, và có nhiều phiên bản màu mè hơn như “thingy”, “thingamabob”, “thingamajig” và “whatsit”. Bạn cũng có thể làm tương tự với tên người như “Whatshisname”, “that guy” và “you know the guy”.

  1. Đưa ra câu trả lời tạm thời

Một cách để nhắc nhở bản thân nói trước khi suy nghĩ quá nhiều là luôn nhớ rằng bạn có thể thay đổi ý kiến sau. Những cụm từ hữu ích trong trường hợp này là “Off the top of my head,…”, “The first thing that springs to mind is…”, “As far as I remember,…”, “I’ll check if this is really true but…” và “I’ve got the actual information elsewhere but…”. Đây là những cách bắt đầu hữu ích để lấp đầy sự im lặng và khiến bạn nói ngay cả khi bạn không có khả năng thay đổi ý định, nhưng nếu có, bạn có thể thêm các cụm từ như “Wait a minute” và “Come to think of it”.

  1. Tập trung vào mục tiêu nói lưu loát

Rất khó khăn để cải thiện sự lưu loát và những vấn đề khác cùng một lúc, vì vậy nếu bạn thực sự muốn nói được trôi chảy, bạn phải lờ những vấn đề khác đi, nghĩa là không tập trung vào tính chính xác (ngữ pháp chính xác, phát âm hoàn hảo, lịch sự, nói chính xác những gì bạn muốn nói).  

  1. Tránh những thứ phức tạp

Nếu mục đích của bạn là nói nhanh thì bạn nên tránh tất cả những thứ phức tạp khác trong khi nói như sử dụng truyện cười, truyện ngụ ngôn và những khái niệm mà bạn không thể giải thích.

  1. Thoải mái lạc đề

Trong trường hợp này bạn chỉ cần nói “by the way” để nói đến chuyện khác ngoài chủ đề mà các bạn đang thảo luận và “anyway” để quay trở lại chủ đề đó. “That reminds me…” và “Where was I?/ Where were we?/ What was I saying?” kèm theo “Oh, yes” cũng rất có ích.

  1. Chuyển chủ đề một cách khéo léo

Cố tình lạc đề và chuyển chủ đề một cách khéo léo để nói về chủ đề khác dễ hơn với bạn. Chẳng hạn, nếu được hỏi “How did you learn English?” bạn có thể nói “I first started studying English in school, but I didn’t like those lessons very much” và tiếp tục với chủ đề dễ dàng hơn với bạn là các bài học tiếng Anh ở trường. Tuy nhiên bạn không nên sử dụng chiến thuật này nhiều và cũng không nên sử dụng trong các bài thi SPEAKING!

  1. Có sao dùng vậy

Mặc dù việc cố gắng lấp đầy sự im lặng, v.v. là rất có ích nhưng nếu bạn cố ép mình đến mức cảm thấy bị căng thẳng về sự thiếu trôi chảy của mình thì có thể sẽ bị phản tác dụng. Người bản ngữ tạm dừng, từ bỏ một luồng suy nghĩ, thay đổi suy nghĩ giữa chừng, lặp lại chính mình, sửa lại, nói lại một điều gì đó mà họ quên nói, mắc lỗi ngữ pháp hoặc quên mất những gì mình định nói. Do đó, bạn chắc chắn cũng nên cho phép bản thân đôi khi làm điều tương tự, đặc biệt nếu bạn là kiểu người thường xuyên như thế ngay cả trong tiếng Việt.

  1. Đừng cố gắng sắp xếp ý hay bám theo kịch bản mình định nói

Văn nói không (và cũng không nên) giống văn viết hoặc thậm chí những bài thuyết trình hội thảo hoặc bài giảng, vì vậy những kiểu bắt đầu như “There are three main arguments against this” là không cần thiết. Chúng cũng có thể phản tác dụng, vì sẽ mất một thời gian suy nghĩ (có thể là im lặng) để quyết định những gì bạn sẽ nói, cộng với việc tạm dừng nhiều hơn khi bạn quên kịch bản của mình hoặc nhận ra rằng bạn không thực sự có ý tưởng để nói những gì bạn đã nói trước. Những câu chung chung hơn như I can see both points of view” and “There seem to be loads of reasons why it wouldn’t work” có thể hữu ích, miễn là bạn không cảm thấy phải liệt kê tất cả những điều đó ngay khi bắt đầu đi vào chi tiết.

Trước khi nói

  1. Luyện tập

Một điều chắc chắn cần làm để nói tốt là luyện tập, làm quen với các câu hỏi và chủ đề. Nếu bạn có ai đó để thực hành, bạn có thể đưa cho người đó danh sách các câu hỏi và / hoặc chủ đề để họ sẽ lần lượt hỏi bạn. Bạn cũng có thể đổi vai, là người hỏi, sau đó đổi lại để trả lời chính cùng câu hỏi đó.

Nếu bạn không có chỗ để thực hành thành tiếng thì bạn cũng có thể nghĩ trong đầu về chính xác những gì mọi người có thể nói với bạn và cách bạn có thể trả lời. Trên thực tế, ngay cả những người bản ngữ cũng làm điều này, đặc biệt là trước các tình huống căng thẳng như phỏng vấn xin việc và thuyết trình (đặc biệt là các buổi hỏi đáp). Thay vì suy nghĩ nhiều về một phần của cuộc trò chuyện trong tương lai, tốt nhất là hãy tưởng tượng toàn bộ mọi thứ như thể nó đang diễn ra.

Trong khi diễn tập thì bạn nên tránh dừng lại và sử dụng từ điển, thay vào đó hãy cứ tập nói và để lại những từ bạn không biết. Nếu bạn thật sự cần biết những từ đấy thì hãy tra cứu sau khi đã thực hành toàn bộ cuộc trò chuyện và sau đó thực hành lại tình huống tương tự.

  1. Luyện đọc nhanh

Cố gắng đọc càng nhanh càng tốt là một cách tốt để tăng tốc suy nghĩ của mình bằng ngôn tiếng Anh. Điều quan trọng nhất là không dừng lại để sử dụng từ điển và tiếp tục đọc dù không hiểu gì. Nếu bạn cũng muốn cải thiện khả năng đọc hiểu thì có thể đọc lại kỹ hơn sau đó.

  1. Luyện viết nhanh

Vì viết khá giống nói, bao gồm viết nhật kí bằng tiếng Anh và gõ thoại khi chat.

  1. Ôn tập kĩ

Việc bạn nói được trôi chảy đến mức nào rõ ràng phụ thuộc rất nhiều vào khả năng sử dụng ngôn ngữ mà bạn biết rõ một cách nhanh chóng, do đó, bạn rất nên dành nhiều thời gian cho việc củng cố những kiến thức đã biết. Ngoài việc học và ghi nhớ từ vựng, bạn cũng nên thử đọc và nghe cùng một văn bản/đoạn ghi âm (hoặc ít nhất là cùng một nhà văn hoặc một loạt các đoạn ghi âm cùng chủ đề ) và viết đi viết lại hoặc nói đi nói lại cùng một chủ đề.

  1. Ngừng dịch từ Anh sang Việt hoặc ngược lại

Trong quá trình học từ mới, thay vì các cuốn từ điển song ngữ, bạn nên dùng từ điển Anh - Anh và các câu khuyết, từ đồng nghĩa tiếng Anh, v.v. Điều này tăng cường khả năng nghĩ bằng tiếng Anh, giúp bạn làm quen hơn với việc sử dụng ngôn ngữ này thường xuyên.

  1. Xây dựng sự tự tin

Ngoài việc luyện tập, những việc sau đây cũng giúp bạn tự tin và cảm thấy thoải mái hơn để có thể nói được một cách trôi chảy:

  • Ngồi hoặc đứng thẳng
  • Mỉm cười
  • Nhìn vào mắt người đối diện
  • Chăm chút ngoại hình một chút như: cắt hoặc chải/cột tóc gọn gàng, làm móng, ăn mặc thoải mái và chỉnh tề
  • Tập thể dục để giữ dáng hoặc bất kì một bộ môn thể thao nào đó mà bạn thích và có thể chơi tốt

Chúc các bạn thành công ;)

[Sưu tầm và chọn lọc]

 

091.869.8596
Liên hệ qua Zalo
Messager